NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ PHÁT SINH KHI MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ
Thời điểm phát sinh rủi ro từ khi nào?
Kính thưa anh/chị, có câu “Bút sa gà chết” nhưng đối với vai trò là người mua không hẳn bút sa là gà chết ngay. Rủi ro của anh chị chỉ bắt đầu phát sinh khi anh chị thực hiện chuyển tiền cho chủ đầu tư.
1- Có thể bị phạt cọc: Thông thường đặt cọc áp dụng với giao dịch mua bán bất động sản dự án thuộc loại đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán. Như vậy, sau khi đặt cọc nếu quá thời gian quy định nếu anh/chị vì một lý do gì đó từ chối ký HĐMB thì anh chị sẽ mất cọc. Trong quá trình tư vấn tôi gặp không ít trường hợp chấp nhận phạt cọc, bỏ tiền cọc vì tới thời điểm ký hợp đồng mua bán mới phát hiện chủ đầu tư thay đổi căn hộ đặt mua ban đầu từ tầng 29 xuống tầng 10, từ hướng đông nam thành đông bắc, diện tích từ 70m2 thành 100m2 …. V.v
2- Bị phạt chậm trả: Trong không ít trường hợp do khó khăn về tài chính dẫn tới bạn không thể thanh toán chậm một vài ngày. Tuy nhiên, tất cả hợp đồng mua bán bất động sản đều có điều khoản loại trừ theo đó tất cả các khó khăn về tài chính không được coi là trường hợp bất khả kháng và người mua phải chịu tiền lãi chậm trả và một số tiền phạt theo quy định tại HĐMB.
3- Chủ đầu tư chậm tiến độ: Không phải bao giờ chủ đầu tư của bạn cũng đủ khả năng về tài chính và đảm bảo thi công đúng tiến độ ghi trong hợp đồng. Nhiều dự án, chủ đầu tư do thiếu vốn, không có năng lực quản lý dự án dẫn tới dự án thường bị chậm tiến độ từ 3-6 tháng.
4- Chất lượng công trình không đảm bảo: Đây cũng là rủi ro thường gặp đối với nhà ở đặc biệt là loại nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Những tít bài như “dự án chưa kịp nghiệm thu đã xuống cấp” xuất hiện ngày càng nhiều.
5- Vi phạm về quy hoạch, xây dựng bao gồm: vi phạm về tỷ lệ xây dựng, tỷ lệ cây xanh, độ cao, số tầng được phép xây … Nếu căn hộ của anh/chị định mua ở tầng 35 trong khi dự án chỉ được xây tối đa 30 tầng, nhiều khả năng đây là căn hộ được xây dựng chiu, trái phép tuy giá bán rẻ nhưng đổi lại việc cấp sổ hồng đối với những căn hộ này rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể.
6- Chậm cấp "sổ hồng" cho người mua: Nguyên nhân dẫn tới trường hợp này thường là chủ đầu tư nợ tiền sử đụng đất, dự án chưa được giải chấp ngân hàng hoặc dự án có tranh chấp; vi phạm về quy hoạch, xây dựng như nêu trên
7- Các rủi ro khác trong quá trình sử dụng: tranh chấp về phần sở hữu chung (hệ thống thang máy, điện nước, phòng cháy chữa cháy, nơi để xe…) nghĩa vụ bảo hành và bảo trì công trình .
Bạn có biết với việc kiểm soát được 7 rủi ro nêu trên bạn đã nắm trong tay lợi thế rất lớn để thực hiện thành công giao dịch mua bán bất động sản. Có thể kể ra 3 lợi ích căn bản sau đây:
-
Tự tin ký kết, giao dịch như những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp;
-
Lợi thế khi đàm phán về giá. Khi gặp một dự án có vấn đề về pháp lý nếu bạn vẫn quyết định mua thì những vấn đề này hoàn toàn có thể đặt nên bàn cân để bạn đàm phán việc giảm giá với người mua.
-
Loại bỏ rủi ro pháp lý giúp bạn sở hữu những BĐS có thanh khoản cao nhờ vào việc dễ dàng trong việc chuyển nhượng lại cho bên thứ ba để kiếm lời.
Vậy làm sao để hạn chế được những rủi ro trên? Hãy follow VPI trên website hoặc facebook để cập nhật những bài viết hữu ích tiếp theo trong seri bài viết "Bảo vệ quyền lợi người mua nhà" nhé.
XEM NHIỀU
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
DỊCH VỤ
Tư vấn giấy phép con
-
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh