top of page

TRANH CHẤP NHÀ CHUNG CƯ ... CƯ DÂN CẦN LÀM GÌ?

Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến hàng loạt vụ tranh chấp chung cư giữa chủ đầu tư và khách hàng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp tranh chấp diễn ra một cách tự phát, không dựa trên các tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất dẫn đến tranh chấp đi vào bế tắc và gây thiệt hại cho cả hai bên.

Nhộn nhịp…tranh chấp

Theo thống kê, chỉ trong chưa đầy 3 tháng đầu năm, thị trường Bất động sản Hà Nội đã có khoảng 10 vụ tranh chấp lớn nhỏ. Các vụ tranh chấp này diễn ra ở hầu hết các phân khúc, bao gồm cả ở các dự án đã hoàn thành, đang hoàn thành và hình thành trong tương lai.

Nội dung tranh chấp chủ yếu xoay quanh các vấn đề về bàn giao quỹ bảo trì, thiết kế - thi công công trình, đo đạc diện tích căn hộ, phân định sở hữu chung – riêng, xác định đường ra vào chung cư hay chỉ đơn thuần là màu sơn của dự án…

Có thể kể ra đây một số sự vụ tranh chấp điển hình trong thời gian qua như Home City (177 Trung Kính, Cầu Giấy), New Horizon City (87 Lĩnh Nam, Hoàng Mai), Sky City (88 Láng Hạ, Đống Đa), C14 Bắc Hà (Tố Hữu, Nam Từ Liêm), HJK Parkview Residence (Tố Hữu, Hà Đông), CT1 Trung Văn (Cương Kiên, Nam Từ Liêm), Gamuda Gardens (Tam Trinh, Hoàng Mai), Hồ Gươm Plaza (Mộ Lao, Hà Đông) vv…

 

Vậy khi tranh chấp xảy ra cư dân cần làm gì để đòi quyền lợi cho mình?

mua bán donh nghiệp

VPI LAW xin gợi ý cho cư dân một số phương pháp hợp pháp sau:

1.Việc căng băng dôn phản đối chủ đầu tư

Đây không có giá trị pháp lý nhưng không phải là bất hợp pháp. Việc này sẽ lôi kéo được quan tâm của cánh báo chí và dư luận gây sức ép cho chủ đầu tư nhượng bộ. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các dự án mới bàn giao, cư dân về sinh sống chưa nhiều dẫn tới không thể tổ chức đại hội nhà chung cư. Quyền quản lý, vận hành vẫn thuộc về chủ đầu tư.

2.Tổ chức đại hội nhà chung cư theo đúng quy định về nhà ở để thay đổi ban quản lý Tòa nhà.

Bạn nên biết, nhà chung cư được thiết kế quản trị theo mô hình tương tự như một công ty và ở đó cư dân là các cổ đông. Vì vậy, để thay đổi các hoạt động của ban quản trị theo hướng bảo vệ quyền lợi cho cư dân (đảm bảo an ninh, quản trị phần sở hữu chung, bảo đảm hệ thống thang máy, gửi xe, chi tiêu quỹ bảo trì và thu phí sử dụng của cư dân một cách hợp lý) thì bắt buộc cư dân (cổ đông) phải tổ chức được đại hội nhà chung cư, kiểm soát quyền lực và xây dựng bộ nội quy tòa nhà (luật của Tòa nhà) theo ý mình.  Để làm được việc này điều đầu tiên là cư dân phải đoàn kết.

3. Khởi kiện chủ đầu tư.

Việc vận hành tòa nhà ngoài tiền phí do cư dân dóng góp hàng tháng thì phần lớn dựa vào quỹ bảo trì nhà chung cư (lên tới 2%/giá trị tòa nhà). Tuy nhiên, trong 2-3 năm đầu do cư dân chưa về ở hết hoặc có một số căn hộ chưa bán nên việc tổ chức đại hội nhà chung cư thường khó diễn ra. Trong thời gian từ khi bàn giao căn hộ tới khi đại hội nhà chung cư được tổ chức thì ban quản lý Tòa nhà sẽ do chủ đầu tư phụ trách. Do giá trị phần bảo trì rất lớn nên không loại trừ các chủ đầu tư đã hợp thức hóa số tiền này trong thời gian quản lý hoặc nếu không có thể chậm bàn giao số tiền này. Khi gặp trường hợp nêu trên cư dân nên khởi kiện đòi lại số tiền này càng sớm càng tốt.

Công ty Tư Vấn Giải Pháp VPI Việt Nam (VPI LAW)

Địa chỉ: P203, C6, Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

Email: dichvu.vpi@gmail.com

Hotline: 093.633.1826

© 2017 by VPI LAW created with Wix.com

Donate with PayPal
  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page