KIỂM TRA THÔNG TIN PHÁP LÝ CHỦ ĐẦU TƯ
Nếu bạn làm ăn hoặc mua một căn hộ do Vingroup làm chủ đầu tư liệu ký hợp đồng với anh Phạm Nhật Vượng có hợp pháp?
Thực hành 03 bước đơn giản sau đây bạn sẽ có đủ thông tin để trả lời câu hỏi trên và thu thập đầy đủ tới 90% thông tin pháp lý về chủ đầu tư trước khi giao kết hợp đồng.
Bước 1: Lựa chọn mục tiêu điều tra
Các anh chị đăng nhập địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
- Tiếp theo, ở mục tìm kiếm các anh chị hay gõ tên doanh nghiệp cần tìm hoặc mã số thuế của doanh nghiệp cần tìm
Ví dụ: “Vingroup” như hình dưới
Bước 2: Kiểm tra 06 thông tin cơ bản sau

Tất cả thông tin pháp lý của doanh nghiệp đang nằm ở đây. Anh chị có thể thấy như hình trên. Vậy anh/chị cần quan tâm những nội dung nào? Dưới đây VPI chỉ ra cho anh chị 06 nội dung cần chú ý như sau:
-
1. Tên đầy đủ: ví dụ của Vin là “Tập đoàn Vingroup – Công ty CP”. Như vậy, trên hợp đồng phần chủ đầu tư phải ghi tên đầy đủ không được ghi viết tắt là "Vingroup" hay "tập đoàn Vingroup" nếu chưa chú thích/viết tắt trong hợp đồng. Ngoài lề một chút, anh/chị có thấy tên đầy đủ của Vin có rất đặc biệt không ạ? Theo Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc tên doanh nghiệp gồm 2 phần là Loại hình doanh nghiệp (cổ phần, TNHH) + Tên riêng. Ví dụ: Công ty cổ phần + Tập đoàn Hòa Phát. Nhưng đối với Vin thì đặt tên ngược lại Tên riêng đặt trước rất đặc thù. Theo tôi được biết hiện tại chỉ có hai tập đoàn đặt tên theo công thức này là Vin và Geleximco – một tập đoàn kinh doanh bất động sản khác. Ngoài ra, tên của Vin cũng khá buồn cười vừa "Tập đoàn" vừa "group" nửa Tây nửa ta phải không anh chị.
-
2. Mã số doanh nghiệp, trụ sở trính: các anh chị cũng có thể đối chiếu với hợp đồng mua bán để đảm bảo các thông tin trên hợp đồng là chính xác.
-
3. Người đại diện theo pháp luật: “ở đây là bà Dương Thị Mai Hoa”. Như vậy, nếu anh Phạm Nhật Vượng có ký thì chưa chắc đã hợp pháp nếu không có ủy quyền anh/chị nhé. Theo luật doanh nghiệp, trường hợp người ký trên Hợp đồng nói chung và Hợp đồng mua bán nhà chung cư nói riêng là cá nhân khác người đại diện thì phải có ủy quyền. Vấn đề này rất quan trọng vì theo quy định tại Điều 142 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”
-
4. Mẫu dấu: Các anh chị có thể kiểm tra mẫu dấu tại đây …. Anh/chị có thể thấy mẫu dấu của Vin khá đẹp bao gồm logo tên công ty và mã số doanh nghiệp. Anh/chị nên in thông báo mẫu dấu này và đối chiếu với mẫu dấu đóng trên hợp đồng mua bán sau này để đề phòng việc giả mạo con dấu nhé.
-
5. Ngành nghề kinh doanh: Theo luật kinh doanh bất động sản 2014 thì đầu tư xây dựng, bán căn hộ chung cư là ngành nghề kinh doanh có điều kiện gọi chung là kinh doanh bất động sản. Nếu chủ đầu tư không có ngành nghề này có nghĩa này thì anh/chị nên cân nhắc lại không nên ký hợp đồng. Bởi vì rất có thể HĐ ký kết sẽ bị vô hiệu.Thử kiểm tra vin nhé: Vin đăng ký rất nhiều ngành …. Nhưng ngành chính mã 6810 Kinh doanh bất động sản. Vậy là OK.
-
6. Sản phẩm đặt mua: Anh/chị có thể đặt mua thêm để có một số thông tin đầy đủ của chủ đầu tư như giấy đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, hồ sơ đăng ký kinh doanh 03 năm gần nhất .... Một số trong đó mất phí nên anh chị có thể tìm hiểu thêm khi có nhu cầu.
Bước 3: Đối chiếu thông tin trên hợp đồng và đưa ra quyết định
Việc kiểm tra các nội dung nêu trên để xác nhận các thông tin trên hợp đồng về chủ đầu tư là chính xác. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong 6 nội dung nêu trên thì đó là lúc bạn đưa ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư giải thích, bổ sung thêm hồ sơ hoặc trì hoãn việc ký hợp đồng cho tới khi nhận được câu trả lời phù hợp. Anh/chị hoàn toàn có thể áp dụng bài viết này để kiểm tra thông tin pháp lý của bất kỳ doanh nghiệp đối tác trước khi tiến hành các giao dịch khác ngoài giao dịch mua bán căn hộ chung cư.
Video hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp
Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thẩm định tư cách pháp lý của đối tác làm ăn vui lòng inbox cho VPI để nhận được hỗ trợ.
Nếu thấy bài viết hữu ích, anh/chị có thể share hoặc mời VPI một cốc cà phê thông qua Paypal được gắn phía dưới.
Hãy theo dõi VPI trên facebook hoặc website của VPI để cập nhật những bài viết mới của chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người mua nhà”.
Bài viết khác có thể bạn quan tâm: