THỦ TỤC LY HÔN MẤT BAO LÂU?

Mỗi khi gặp khách hàng cần tư vấn về vụ việc ly hôn, một vấn đề và cũng là một câu hỏi mà hầu như khách hàng nào muốn ly hôn cũng quan tâm đó là “Có thể làm thủ tục ly hôn càng nhanh càng tốt được không ?”. Có rất nhiều nguyên nhân mà có lẽ chỉ có những người thực sự ở trong hoàn cảnh đó mới hiểu được. Đó hoàn toàn là chuyện riêng tư, vậy nên nếu khách hàng không nói tôi cũng không bao giờ hỏi lý do. Tuy vậy thì câu hỏi đó là một câu hỏi rất khó trả lời đối với một luật sư. Bài viết sau đây tôi sẽ phân tích về vấn đề này.
Nếu xét riêng về thủ tục tố tụng thì việc ly hôn có thể chia thành 2 trường hợp:
1. Thuận tình ly hôn và không có bất cứ một tranh chấp nào trong suốt quá trình giải quyết
Trường hợp này pháp luật về tố tụng gọi là việc dân sự và sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Nếu mọi việc thuận lợi thì sau khi nộp đơn đến Tòa án, thời gian sẽ là như sau:
-
Phân công thẩm phán: 03 ngày
-
Sửa đổi, bổ sung đơn (nếu có): 07 ngày (có thể có hoặc không)
-
Thông báo và nộp lệ phí: 05 ngày
-
Thông báo thụ lý đơn yêu cầu: 03 ngày
-
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: 01 tháng
-
Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản, thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài: 01 tháng (có thể có hoặc không)
-
Ra quyết định và gửi quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu: 07 ngày
-
Mở phiên họp: 15 ngày
-
Tổng cộng: 63 – 100 ngày
(Nội dung quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Như vậy tổng thời gian để có được Quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định là khoảng từ 63-100 ngày. Đó có thể coi là số ngày tối đa theo quy định nếu mọi chuyện thuận lợi. Nếu thuận lợi và may mắn hơn nữa thì thời gian có thể ngắn hơn, điều đó còn tùy thuộc vào Tòa án, thẩm phán giải quyết vụ việc, người nộp đơn và nội dung vụ việc nữa. Trường hợp làm dịch vụ có thể rút ngắn còn khoảng 1 tháng.
Ví dụ thực tế: như vụ việc thuận tình ly hôn bên dưới thụ lý ngày 05/09/2017 tại Tòa Đống Đa, Hà Nội, tới ngày 08/09/2017 Tòa tiến hành hòa giải, ngày 18/09/2017 Tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy từ khi thụ lý tới khi kết thúc là 20 ngày + 10 ngày nộp đơn tới khi có thông báo thụ lý thì thời gian giải quyết rơi vào khoảng 30 ngày như phân tích trên.
(Nguồn: công bố bản án: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta34496t1cvn/chi-tiet-ban-an)
XEM NHIỀU
-
Vụ việc VAMC khởi kiện chủ đầu tư dự án Diamond Blue (69 Triều Khúc, Hà Nội)
-
Bình luận án 01: tranh chấp mua bán hàng hóa hay tranh chấp xây dựng
-
Công ty đại chúng không thể quản trị như một công ty gia đình.
-
Các mối quan hệ thân thiết bị hạn chế trong điều hành quản trị doanh nghiệp
-
Một số dạng tranh chấp hợp đồng thương mại thường gặp và biện pháp xử lý
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
DỊCH VỤ TIÊU BIỂU
-
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
DỊCH VỤ
Tư vấn giấy phép con
2. Ly hôn có tranh chấp
Trường hợp này thường là Đơn phương ly hôn hoặc ban đầu Thuận tình ly hôn nhưng trong quá trình giải quyết lại phát sinh tranh chấp không thỏa thuận được một vấn đề nào đó (con cái, tài sản…)
Đối với Ly hôn có tranh chấp, pháp luật về tố tụng gọi là vụ án dân sự và sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Nếu mọi việc thuận lợi thì sau khi nộp đơn đến Tòa án, thời gian sẽ là như sau:
-
Phân công thẩm phán thụ lý vụ án: 03 ngày
-
Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn (nếu có): 05 ngày (có thể có hoặc không)
-
Sửa đổi bổ dung đơn: 30 – 45 ngày (tùy thuộc nguyên đơn)
-
Thụ lý vụ án và thông báo nộp tạm ứng án phí: 05 ngày
-
Nộp tiền tạm ứng án phí: 07 ngày (tùy thuộc nguyên đơn)
-
Thông báo về việc thụ lý vụ án: 03 ngày
-
Phân công thẩm phán giải quyết vụ án: 03 ngày
-
Bị đơn, người liên quan gửi ý kiến, yêu cầu phán tố (nếu có) cho Tòa án: 15 – 30 ngày (tùy thuộc vào bị đơn)
-
Chuẩn bị xét xử: 04 – 06 tháng (nếu gia hạn)
-
Tổng cộng khoảng 137 – 281 ngày
(Nội dung quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Như vậy tổng thời gian để có được Bản án ly hôn theo quy định là khoảng từ 137 – 281 ngày. Đó có thể coi là số ngày tối đa theo quy định nếu mọi chuyện thuận lợi. Nếu thuận lợi và may mắn hơn nữa thì thời gian có thể ngắn hơn, chẳng hạn trong quá trình giải quyết vụ án các bên thỏa thuận được về toàn bộ vụ việc ly hôn và không còn tranh chấp nào nữa thì thời gian sẽ được rút ngắn rất nhiều, thời gian rút ngắn có thể lên đến 03 tháng.
Còn nếu không thuận lợi, thì một vụ án ly hôn có thể kéo dài thời gian bởi các giai đoạn như: Hoãn phiên hòa giải, hoãn phiên tòa (do đương sự vắng mặt chẳng hạn), kháng cáo xét xử phúc thẩm…
Ví dụ thực tế: Một vụ chồng ly hôn đơn phương, không có tranh chấp về con chung, tài sản chung tại Tòa Đống Đa, Hà Nội: nộp đơn ngày 26/01/2017 thì tới ngày ra bản án sơ thẩm là 10/07/2017 (khoảng 6 tháng) như hình dưới.
(Nguồn: công bố bản án https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta3930t1cvn/chi-tiet-ban-an)
Tóm lại, một vụ ly hôn kéo dài thường khi có tranh chấp về tài sản, về con hoặc bên bị đơn (người bị ly hôn) vì nhiều lý do mà cố tình làm cho vụ việc kéo dài. Nhưng cũng có thể rất nhanh và rất ngắn thôi bởi vì ly hôn là vụ việc có liên quan nhiều đến tình cảm con người nên thực tế có rất nhiều điều xảy ra mà không ai lường trước được. Và thủ tục tố tụng tôi nêu trên đây cũng là thủ tục tố tụng mà tôi đơn giản hóa một phần để bạn đọc dễ hiểu. Vậy nên số ngày tôi nêu trên đây chỉ có thể coi là tương đối thôi.
Tôi hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ phải quan tâm đến vấn đề này nhưng cuộc sống thì không ai dám nói trước điều gì. Vậy nên nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng để được tư vấn.