top of page

QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT KHÔNG THỂ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP

Bên cạnh những lợi ích của việc như cơ hội tiếp cận nguồn huy động vốn, quảng bá thương hiệu, mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của Công ty thì việc niêm yết cổ phiếu đem tới cho công ty rất nhiều áp lực trong quản trị và điều hành. Ở Việt Nam, không thiếu những tập đoàn kinh tế tư nhân có vốn chủ sở hữu nên tới 2-3 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn chưa niêm yết do mô hình quản trị theo kiểu “công ty gia đình” và không có một hệ thống văn bản quy trình, quy chế, phân cấp ủy quyền rõ ràng.

Một số áp lực đối với các công ty gia đình khi niêm yết có thể kể đến bao gồm:

1. Áp lực về minh bạch thông tin.

Khi trở thành tổ chức niêm yết đồng nghĩa với việc công ty phải công bố rất nhiều thông tin liên quan tới tổ chức, hoạt động, thông tin tài chính …. theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nhiều thông tin phải công bố định kỳ như: báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động đầu tư, thay đổi giá trị dòng tiền, kết quả kinh doanh và các chỉ số báo cáo khác. Ngoài ra khi có bất cứ thay đổi về pháp lý khi thay đổi đăng ký kinh doanh, quản trị thay đổi, bổ nhiệm bãi nhiệm các chức danh quản lý, giao dịch cổ phần với giá trị lớn, thay đổi tài khoản ngân hàng … theo quy định tại Điều 18 Thông tư này thuộc trường hợp công bố thông tin bất thường trong vòng 24h.

Tham khảo lịch công bố thông tin của tổ chức niêm yết bằng cách tải về.

luật sư doanh nghiệp

2. Quản trị chuyên nghiệp

Ngoài việc tuân thủ các quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì tổ chức còn phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017. Nội dung nghị định này được cho là rất chặt chẽ và chạm tới các thoogn lệ quản trị tốt nhất của thế giới. Có thể chỉ ra như:

Từ 1/08/2020, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc;

Hội đồng quản trị phải có 1/3 là thành viên độc lập (không sở hữu quá 1% cổ phần, không có quan hệ gia đình với với cổ đông lớn trong công ty .và một số điều kiện khác theo quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014)

Quy định chặt chẽ các giao dịch giữa công ty với người liên quan

Với công ty quản trị theo phong cách gia đình công việc thường được xử lý theo kiểu vụ việc không đề cao tính tuân thủ, quy trình sẽ rất dễ vi phạm 2 văn bản này trong khi lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực có chế tài xử phạt hành chính nặng nhất. Theo Nghị định 145/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, hành vi đơn giản là không công bố thông tin bất thường trong 24h có thể bị phạt tới 60.000.000 VND, đối với một số hành vi khác mức phạt cao nhất có thể nên tới 2 tỷ đồng Việt Nam.

Công ty Tư Vấn Giải Pháp VPI Việt Nam (VPI LAW)

Địa chỉ: P203, C6, Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

Email: dichvu.vpi@gmail.com

Hotline: 093.633.1826

© 2017 by VPI LAW created with Wix.com

Donate with PayPal
  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page