CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN TỚI THUẾ SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì đang là vấn đề được đông đảo nhà đầu tư, ban giám đốc quan tâm. Sau đây là một số quy định về những công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty.
1. Khai thuế môn bài
Người nộp thuế môn bài sẽ nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì sẽ thực hiện nộp tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.
Trong trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nằm ở địa phương cấp tỉnh khác nơi đặt trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện nộp tờ khai thuế môn bài của mình cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
Còn người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định thì nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho chi cục thuế quản lý tại địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc tại nơi cư trú.
Khai thuế môn bài chính là loại khai thuế để nộp hàng năm được thực hiện khi người nộp thuế mới có hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Khai thuế GTGT
Một trong những vấn đề trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì chính là khai thuế GTGT:
– Doanh nghiệp mới thành lập nếu tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì gửi thông báo về việc tính thuế theo phương pháp khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty này.
– Doanh nghiệp mới thành lập nếu không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì có thể áp dụng phương pháp tính trực tiếp.
– Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT này đều sẽ được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì tính từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý và được áp dụng ổn định trong chu kỳ 3 năm.
3. Khai thuế TNDN
– Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2014 thì kể từ quý 4/2014, doanh nghiệp chỉ nộp tiền thuế TNDN do doanh nghiệp tự tạm tính hằng quý.
– Đến cuối năm thì nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu.
– Đối với thuế TNCN không phát sinh thì sẽ không phải nộp tờ khai tháng/quý, nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm.
– Việc khai thuế theo tháng hoặc quý sẽ được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và được áp dụng cho cả năm.
Hóa đơn
– Đối với doanh nghiệp mới thành lập đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được cơ quan thuế chấp nhận thì tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng, tiếp đó làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng tối thiểu là 5 ngày. Kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, mỗi quý phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chậm nhất là ngày 30 quý sau.
– Đối với DN mới thành lập chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và kể từ ngày mua sẽ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trên.
4. Tài khoản ngân hàng
– Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với các khách hàng vì theo quy định hóa đơn mua vào có mức 20 triệu trở lên phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và phí tính thuế TNDN mới được trừ.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư.
Xem video hướng dẫn thông báo tài khoản ngân hàng qua mạng.
5. Lao động và BHXH
– Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán của công ty liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Trên đây là một số điều trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì. Hy vọng qua đó bạn đã hiểu được những thủ tụ thành lập công ty mới.
Tổng hợp: VPI LAW
Bài viết khác có thể bạn quan tâm: