top of page

05 ĐIỀU CÁC LUẬT SƯ UY TÍN KHÔNG BAO GIỜ LÀM

Khởi kiện tố tụng

Câu hỏi luật sư này có uy tín không? Hay Luật sư này có giỏi không? … luôn là câu hỏi không bao giờ có lời đáp chính xác. Tuy nhiên, có một số điều mà tất cả luật sư UY TÍN không bao giờ làm giúp bạn có thể phân biệt họ với phần còn lại. Đó là:

1. Đưa ra nhận định thắng/thua từ làn gặp gỡ đầu tiên

Cũng giống khi đi khám bác sĩ, ngoài những bệnh đơn giản thì thường bác sĩ không đưa ra kết luận ngay khi khám lâm sàng mà họ hướng dẫn bệnh nhân đi làm một số loại xét nghiệm cần thiết như: chụp x quang, xét nghiệm máu, siêu âm …v.v. Tương tự, khi bạn đến gặp luật sư lần đầu chắc chắn sẽ được luật sư tư vấn ban đầu và yêu cầu cung cấp thông tin, chứng cứ cần thiết. Điều này không chỉ giúp luật sư có đủ thông tin trước khi đưa ra định hướng tư vấn mà còn thể hiện sự cẩn trọng và là nguyên tắc, quy trình mà mọi luật sư uy tín đều áp dụng.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, anh/chị hãy email hoặc điện thoại để được luật sư hướng dẫn các hồ sơ cần mang theo trong buổi làm việc đầu tiên

2. Hứa hẹn kết quả vụ việc

Vai trò của luật sư là bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ. Mọi khách hàng tìm đến luật sư đều hy vọng thắng kiện. Tuy nhiên, kết của một vụ án phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của luật sư: hồ sơ chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát). Ngoài ra, việc hứa hẹn kết quả còn vi phạm quy tắc số 14 trong bản Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam:

“Quy tắc 14. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng 14.11. Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;”

Trong quá trình tư vấn, luật sư sẽ phân tích được thua, khả năng hoặc tỷ lệ thắng kiện cho thân chủ. Tuy nhiên, nếu luật sư của bạn bạn hứa hẹn kết quả (thắng kiện) thì đây hẳn không phải là luật sư uy tín.

3.Cam kết thời gian hoàn thành công việc

Có tới 70% số khách hàng là nguyên đơn (người khởi kiện) luôn quan tâm và đặt câu hỏi cho luật sư của mình là: bao giờ vụ án kết thúc? bao giờ khởi kiện xong? Vấn đề này là mối quan tâm thứ 2 của Khách hàng khi quyết định khởi kiện. Đối với các vụ án về ly hôn con số này có thể lên tới 100%. Tuy nhiên, có một thực tế là phía luật sư chỉ có thể tư vấn cho bạn thời gian theo luật định ví dụ: thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án dân sự là 4 tháng; đối với vụ án kinh doanh thương mại là 2 tháng … Tuy nhiên thực tế vụ án có thể kéo dài do rất nhiều nguyên nhân như: bị đơn, luật sư của bị đơn không hợp tác, không có mặt theo yêu cầu của Tòa án dẫn tới phiên Tòa bị hoãn nhiều lần ; có kháng cáo, kháng nghị; vi phạm thời hạn tố tụng của Tòa án … Hoặc cũng có thể kết thúc ở bất kỳ thời điểm nào, khi chưa có bản án/phán quyết của Tòa án nhưng các bên đương sự đã thỏa thuận được về giải quyết tranh chấp, nguyên đơn rút đơn. Đây chính là nguyên nhân không luật sư uy tín nào lại cam kết với khách hàng về thời gian hoàn thành vụ việc.

Theo kinh nghiệm của tôi, một vụ án kinh doanh thương mại từ khi thụ lý tới khi ra bản án sơ thẩm thường mất từ 6-8 tháng hoặc 1 năm.

4. Nhận vụ việc không phải thế mạnh của mình

Cũng giống như bác sĩ thì có bác sĩ khoa sản, bác sĩ khoa ngoại … nghề luật sư cũng có luật sư chuyên về hình sự, luật sư chuyên về kinh doanh thương mại, luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ… Một bác sĩ khoa sản sẽ không nhận điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Một luật sư về kinh doanh thương mại chắc chắn sẽ không nhận vụ việc về hình sự. Vì vậy, trước khi thuê luật sư hãy hỏi thế mạnh của luật sư về lĩnh vực gì.

5. Nhận vụ việc không thông qua hợp đồng pháp lý

Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý là vấn đề bắt buộc theo quy định của Luật luật sư. Quy định này không chỉ đảm bảo cho quyền lợi Khách hàng mà qua đó đánh giá sự uy tín, chuyên nghiệp của một luật sư trong cung cấp dịch vụ pháp lý.

Công ty Tư Vấn Giải Pháp VPI Việt Nam (VPI LAW)

Địa chỉ: P203, C6, Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

Email: dichvu.vpi@gmail.com

Hotline: 093.633.1826

© 2017 by VPI LAW created with Wix.com

Donate with PayPal
  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page