top of page

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI LY HÔN?

Khởi kiện tố tụng
  • Nộp đơn ly hôn ở Tòa nào?
    Căn cứ quy định tại Điều 35, 36, 37 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 Đối với trường hợp thuận tình ly hôn: có thể lựa chọn Tòa án cấp quận huyện nơi vợ hoặc chồng có hộ khẩu thường trú. Đối với trường hợp ly hôn đơn phương: Tòa án cấp quận, huyện nợ bị đơn cư trú (người bị kiện) Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài: là Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với tranh chấp tài sản chung là bất động sản sau khi ly hôn (tranh chấp dân sự): Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản.
  • Chuẩn bị và nộp tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn"
    Căn cứ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 Ly hôn thuận tình: 300.000 VND; Ly hôn đơn phương không có tranh chấp tài sản: 300.000 VND; Ly hôn có tranh chấp về tài sản nguyên đơn tạm ứng 50% án phí theo quy định sau: + Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng + Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp; + Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng; + Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng; + Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng + Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. Ví dụ: tranh chấp tài sản có giá trị 1.200.000.000 VND Án phí = 36.000.000 + 3%(1.200.000.000 – 800.000.000) = 48.000.000 VND Tạm ứng 50% án phí tương đương 24.000.000 VND
  • Các hồ sơ cơ bản và cách khắc phục thiếu hồ sơ ly hôn
    Các hồ sơ cơ bản để Tòa án thụ lý đơn gồm: Đơn ly hôn; Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc); Giấy khai sinh của con; Các giấy tờ chứng minh về tài sản (trường hợp có yêu cầu chia tài sản); Sau khi Tòa Thụ lý thì các hồ sơ còn thiếu Tòa sẽ hướng dẫn, yêu cầu đương sự bổ sung. Một số trường hợp đặc biệt đương sự sau khi Tòa thụ lý có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập xác minh chứng cứ. Các trường hợp thiếu hồ sơ phổ biến dẫn tới Tòa án yêu cầu bổ sung hoặc trả lại đơn khởi kiện bao gồm: Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn kết hôn bản chính: có thể nộp bản sao y chứng thực kèm văn bản giải trình về việc không có giấy đăng ký kết hôn bản chính. Nếu không có bản chính, bản sao y thì cần xin Trích lục kết hôn tại UBND xã/phường nơi vợ chông đăng ký kết hôn. Hoặc xin cấp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 27 Nghị định123/2015/NĐ-CP (thủ tục này có thể lựa chọn thực hiện tại UBND xã/phường đăng ký thường trú hiện tại hoặc tại UBND xã/phường đăng ký kết hôn); Thiếu giấy khai sinh của các con: xin trích lục bản sao tại UBND xã/phường đăng ký khai sinh. Thiếu hộ khẩu của vợ/chồng: cần xin xác nhận nơi cư trú của vợ/chồng để thay thế. Thủ tục thực hiện tại Công an xã/phường nơi bị đơn có hộ khẩu. Thiếu bản sao giấy tờ về tài sản (nếu có yêu cầu chia tài sản): chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký xe ô tô, hợp đồng vay nợ, …. sau khi Tòa thụ lý vụ án thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa thu thập các tài liệu chứng cứ không thể thu thập được. Ví dụ: yêu cầu Tòa thu thập thông tin nguồn gốc đất, sổ đỏ do chồng/vợ đang lưu giữ.
  • Làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con" Như vậy để giành quyền nuôi con bạn cần thu thập các chứng cứ chứng minh cho Tòa rằng mình có đủ điều kiện nuôi con hơn đối phương. Cụ thể gồm: - Chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, sao kê lương, chứng nhận cổ đông trong trường hợp có doanh nghiệp riêng; - Chứng minh chỗ ở ưu tiên nhà riêng hơn nhà thuê; -
  • Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn
    Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Thế nào là tài sản chung, tài sản riêng"
    Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Khoản 1 Điều 40 quy định, trong trường hợp chia tài sản chung, phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
  • Nguyên tắc chia tài sản dựa vào công sức đóng góp
    Đảm bảo quyền lợi của phụ nữ do việc ly hôn phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn, khó khăn trong việc tạo lập cuộc sống mới nên tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân, lỗi của các bên để chia tài sản chung của vợ chồng. Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…
  • Trách nhiệm liên đới các khoản nợ
    Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện. Theo điều 37, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau thì sẽ dùng tài sản chung vợ chồng để giải quyết: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Công ty Tư Vấn Giải Pháp VPI Việt Nam (VPI LAW)

Địa chỉ: P203, C6, Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

Email: dichvu.vpi@gmail.com

Hotline: 093.633.1826

© 2017 by VPI LAW created with Wix.com

Donate with PayPal
  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page